Tiếng Việt

Nguyên tắc Phân ngành ở cấp độ Công ty

Nguyên tắc 1: Căn cứ vào Tỷ trọng doanh thu

• Doanh thu là yếu tố đầu tiên để xem xét phân ngành cho các Doanh nghiệp niêm yết. Thông thường lĩnh vực tạo doanh thu cao cũng đóng góp tỷ trọng lợi nhuận lớn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy, đặc biệt là các Công ty Xây dựng và Bất động sản, khi đó yếu tố doanh thu trong các năm trước sẽ được xem xét đến.

• Nguyên tắc phân ngành là: Hoạt động nào chiếm trên 50% doanh thu sẽ được xem là ngành chính của Doanh nghiệp.

Nguyên tắc 2: Căn cứ vào Vị thế Công ty

• Nếu không có hoạt động nào chiếm trên 50% doanh thu của Công ty thì yếu tố Vị thế Công ty được sử dụng để quyết định phân ngành. Ngành kinh doanh chính của Doanh nghiệp được xác định trong trường hợp này là lĩnh vực mà Công ty có vị thế cao nhất trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty.

• Vị thế Công ty được xác định dựa trên việc so sánh thương hiệu của Công ty với các Công ty khác cùng lĩnh vực hoạt động hoặc nhóm Công ty có các hoạt động tương đồng.

Nguyên tắc 3: Thay đổi phân loại ngành kịp thời

• Khi có sự thay đổi lớn trong cấu trúc hoạt động của một Công ty do một sự kiện doanh nghiệp (chẳng hạn như sáp nhập hoặc chia tách), phân loại ngành cho Công ty sẽ được FiinGroup đánh giá lại dựa trên dữ liệu tài chính chính thức do Công ty công bố. Phân loại ngành sẽ được thực hiện theo Nguyên tắc 1 và 2.

• Bất kỳ điều chỉnh nào từ việc thay đổi phân loại ngành của một Công ty theo Nguyên tắc 1 và 2 sẽ được thực hiện đồng thời hoặc ngay sau sự kiện doanh nghiệp liên quan (ví dụ: T+2).

• Phân loại của một Công ty cũng có thể được FiinGroup xem xét theo quyết định của họ hoặc theo yêu cầu của Công ty hoặc các Cố vấn chuyên nghiệp hành động thay mặt cho Công ty.

Lưu ý quan trọng: Trong các trường hợp mà phân loại ngành không phù hợp đã được gán cho một Công ty, FiinGroup có quyền cập nhật phân loại ngành với thông báo tối thiểu là T+2.

Last updated