Nhóm chỉ số chung

Tên trường dữ liệuMô tả và cách tínhÝ nghĩa và ứng dụng

Giá đóng cửa

Giá đóng cửa ngày giao dịch được lấy theo dữ liệu từ Sàn gửi về

KLCPLH hiện tại

Khối lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại( KLCPLH hiện tại) = Khối lượng CP đang niêm yết – Cổ phiếu quỹ.

KLCPLH hiện tại được cập nhật theo Sàn. Tuy nhiên có trường hợp Stox.vn sẽ cập nhật số cổ phiếu lưu hành hiện tại trước khi sàn cập nhật. Cụ thể:

Khi DN niêm yết phát hành cổ phiếu: Tại ngày chốt quyền sàn điều chỉnh giá, Stox.vn sẽ cập nhật ngay KLCPLH hiện tại:

KLCPLH hiện tại = KLCPLH hiện tại (theo sàn) + KL cổ phiếu phát hành thêm.

Số CPLHBQ Hiện tại

Số CPLHBQ Hiện tại = Số CPLHBQ trong kỳ (1) + Số cổ phiếu phát hành mới (2) – số CP mua lại mới (3)

(1) Số CPLHBQ trong kỳ: Số CPLHBQ trong kỳ là số cổ phiếu lưu hành trong kỳ (trượt 4 quý) được tính bình quân theo yếu tố gia quyền là số ngày mà cổ phiếu đó được lưu hành.

Sự thay đổi số cổ phiếu lưu hành trong kỳ do các yếu tố: (i) Phát hành mới (phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, cổ phiếu thưởng, (bonus issue), quyền mua cổ phiếu (right issue), cổ tức bằng cổ phiếu, (ii) Giao dịch cổ phiếu quỹ, (iii) Chuyển đổi từ trái phiếu hoặc quyền chọn cho CBCNV. Theo VAS30, Số CPLHBQ trong kỳ được tính theo công thức sau:

Số CP phát hành mới : Là số cổ phiếu được phát hành mới trong kỳ tiếp theo

(3) Số CP mua lại mới: Là số cổ phiếu được mua lại trong kỳ tiếp theo.

Trường hợp đối với các DN mới niêm yết không xác định được số CP đầu kỳ cũng như số lượng cổ phiếu phát hành thêm/mua lại trong kỳ thì số CPLHBQ hiện tại bằng Số KLCPLH hiện tại (R.29)

Theo chuẩn mực quốc tế (CFA) và chuẩn mực kế toán số 30 của Việt Nam, Số CPLHBQ trong kỳ phải được tính để phục vụ mục đích tính EPS và các chỉ số trên cổ phiếu khác.

Hiện nay nhiều nhà cung cấp dữ liệu tính EPS dựa trên số cổ phiếu lưu hành cuối kỳ. Điều này không hợp lý trong điều kiện thị trường vốn của Việt Nam khi có nhiều công ty liên tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền chọn cũng như cổ phiếu quỹ. Việc tính dựa trên số CP lưu hành tại thời điểm cuối kỳ sẽ phản ánh không chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Stox.vn rất tự hào là đơn vị theo dõi chi tiết quá trình tăng giảm số CPLH của tất cả các công ty trên hai sàn HOSE và HASTC.

Số CPLHBQ Pha

Loãng

Số CPLHBQ Pha loãng = Số CPLHBQ hiện tại (F5.1) + Số CP tăng thêm do cổ phiếu ưu đãi + Số cổ phiếu tăng thêm do trái phiếu chuyển đổi + Số CP tăng thêm do quyền chọn cổ phiếu.

Số cổ phiếu tăng thêm do cổ phiếu ưu đãi được tính dựa trên số cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong file “Phát hành cổ phiếu”. Tuy nhiên có vấn đề là hiện theo VAS, cổ phiếu ưu đãi cũng được hoạch toán vào vốn cổ phần thay vì công nợ và không có thuyết minh chi tiết nên hầu như không tách ra được.

Số cổ phiếu tăng thêm do trái phiếu chuyển đổi chính là số trái phiếu chuyển đổi đang lưu hành nhân với tỷ lệ chuyển đổi sang CP. Số liệu này được tính từ file “Trái phiếu chuyển đổi”.

Số cổ phiếu tăng thêm do quyền chọn cổ phiếu: chính là quyền chọn cổ phiếu đã phát hành và sẽ được chuyển thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai. Tại Việt Nam, có một số công ty áp dụng ESOP (Employee Stock Options Program) cho cán bộ quản lý. Khi họ đạt các kế hoạch kinh doanh đề ra, họ sẽ được thực hiện quyền mua hoặc thưởng cổ phiểu.

Số CPLHBQ Pha loãng được dùng để tính các chỉ số trên cổ phiếu trên cơ sở có tính pha loãng (ví dụ như EPS pha loãng). Mục đích là nhằm cung cấp cho NĐT cái nhìn tương lai về doanh nghiệp nếu như vẫn duy trì mức lãi hiện tại nhưng trong khi số cổ phiếu tăng thêm sẽ làm chia nhỏ miếng bánh của cổ đông hiện tại.

Giá trị vốn hóa

Được tính bằng Số CPLH tại thời điểm tính toán nhân với giá đóng cửa trong ngày của cổ phiếu.

Hai yếu tố là số CPLH và giá cổ phiếu nằm trong file dữ liệu thị trường do HOSE và HASTC cung cấp.

Chỉ số này đo lường giá trị thị trường của vốn cổ đông của công ty. Giá trị vốn hóa thường thấp hơn giá trị doanh nghiệp (EV) do không bao gồm giá trị các khoản vay, cổ đông thiểu số và các khoản tiền và đầu tư tài chính. Xem công thức tính EV.

EPS cơ bản

EPS cơ bản được tính theo công thức sau:

“Net Income” = Lợi nhuận cổ đông công ty mẹ (F2.112) theo năm hoặc Tổng 4 quý liên tiếp “Dividends on prerred stock” = có thể bỏ qua trong giai đoạn này “Average Outstanding Shares” = Số CPLHBQ hiện tại (F5.1)

Hiện trên thị trường hầu hết đều dùng số cổ phiếu lưu hành cuối kỳ để tính nên kết quả sẽ không chính xác phản ánh mức sinh lời trên cổ phiếu của doanh nghiệp khi mà các doanh nghiệp liên tục thay đổi cơ cấu vốn.

EPS cơ bản hay Lãi trên cổ phiếu đo lường mức lợi nhuận mà công ty tạo ra tính trên một cổ phiếu cổ thông. Đây là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong việc ra quyết định đầu tư và là một chỉ số đầu vào quan trọng trong việc tính chỉ số P/E.

Khi dùng chỉ số này NĐT nên xem xét liệu có khả năng bị ảnh hưởng bới các chính sách hoặc ước tính kế toán hay sự cố tình bóp méo lợi nhuận của doanh nghiệp. NĐT có thể điều chỉnh lợi nhuận thuần của doanh nghiệp và tính lại EPS theo những điều chỉnh của mình.

Một nhược điểm nữa là EPS không phản ánh vốn tự có trong việc tạo ra mức lợi nhuân đó. Có thể hai công ty có cùng mức EPS nhưng một công ty dùng ít vốn hơn và nhiều vốn vay hơn. Do đó, NĐT cần xem xét chỉ số này trong sự tương quan với nhiều chỉ số khác, ví dụ như Tỷ lệ Nợ/Vốn.

EPS pha loãng

Theo CFA, EPS pha loãng được tính như sau:

“Net income” = Lợi nhuận cổ đông công ty mẹ (F2.112) theo năm hoặc tổng 4 quý liên tiếp

“Preferred dividends” = cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, không tách được vì VAS cho phép hạch toán vào vốn CSH.

“Convertible preferred dividends” = cổ tức cho CP ưu đãi chuyển đổi, hiện không có trường hợp nào có phát hành cổ phiếu này

“Convertible debt interest * (1-t)” = chính là chi phi lãi huy động trái phiếu chuyển đổi sau thuế. Trong đó, t = thuế suất mà DN đang phải chịu (thường là 28% hoặc 14% nếu như công ty mới cổ phần hóa).

Khi tính toán EPS pha loãng cần lưu ý: nếu tỷ lệ chi phí lãi vay sau thuế của Trái Phiếu Chuyển đổi / Số lượng CP sẽ được chuyển đổi từ Trái Phiếu Chuyển đổi mà lớn hơn EPS cơ bản thì TPCĐ có tính “chống pha loãng” và do đó không nên đưa TPCĐ vào tính toán EPS pha loãng.

Tại sao lại có EPS pha loãng? Đơn giản vì có nhiều yếu tố tạo ra áp lực cho cổ đông hiện tại. Miếng bánh của họ sẽ bị nhỏ đi khi công ty đã cam kết cho trái chủ hoặc cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển đổi hành cổ phiếu phổ thông trong tương lai và chia sẻ miếng bánh lợi nhuận. Như vậy, nếu lợi nhuận của công ty mà không tăng lên thì phần của cổ đông hiện tại sẽ nhỏ đi trên cả hai phương diện là % sở hữu và lãi tạo ra cho họ.

EPS pha loãng chỉ ra rằng nếu như vẫn mức lợi nhuận này trong tương lai thì cổ đông hiện tại sẽ bị “pha loãng” hay “chia nhỏ” đi còn bao nhiêu khi có thêm các cổ đông mới.

Thông thường EPS pha loãng nhỏ hơn EPS cơ bản do việc cắt giảm chi phí lãi vay của TPCĐ hoặc lợi tức của CP ưu đãi thường không bù đắp đủ mức pha loãng do số lượng cổ phiếu mới tạo ra. Và do đó, hầu hết các cổ đông hiện tại thường không tích bị pha loãng, trừ khi có những dự án tốt và việc huy động vốn có yếu tố chuyển đổi này là cần thiết

Giá trị Sổ sách/Cổ

phiếu – Book Value (BV)

BVS được tính bằng Vốn chủ sở hữu (F2.74) sau khi loại trừ quỹ khen thưởng phúc lợi chia cho KLCPLH hiện tại (R.29)

BVS là giá trị sổ sách kế toán trên một cổ phiểu và nó

thường không có nhiều ý nghĩa khi các chuẩn mực kế toán VAS vẫn phần lớn theo nguyên tắc giá gốc (ví dụ như đất đai, đầu tư chứng khoán, etc).

Trong thị trường sôi động, giá trị BVS thường thấp hơn rất nhiều so với giá cổ phiếu. Tuy nhiên trong giai đoạn thị trường điều chỉnh sâu, rất nhiều cổ phiếu có giạ thị trường thấp hơn giá trị sổ sách.

BVS cũng là một trong các chỉ số đánh giá liệu một cổ phiếu có bị định giá cao/(thấp) trên TTCK và do đó nó được xem là tin hiệu nên bán/(mua).

Chỉ số này rất hữu ích khi các tài sản của công ty được hạch toán theo nguyên tắc thị trường. Trên phương diện ngành thì chỉ số BVS rất hữu ích khi xem xet cổ phiếu ngành ngân hàng, tài chính chứng khoán và bảo hiểm

Giá trị sổ sách hữu

hình (tangible BV)/ Cổ phiếu

EBITDA

Ebitda = Lãi/lỗ ròng trước thuế + Chi phí tiền lãi + Khấu hao tài sản cố định

Ebitda được tính theo năm hoặc tổng 4 quý

EBITDA là một chỉ số rất hữu ích vì nó loại bỏ được những ảnh hưởng của các chính sách về cơ cấu vốn và khấu hao và do đó nó phản ánh gần đúng dòng tiền mà công ty tạo ra. EBITDA cũng cho thấy khả năng trả gốc và lãi các khoản vay của công ty. EBITDA không phải là dòng tiền mà công ty tạo ra vì nó chưa xét đến dòng tiền thay đổi do vốn lưu động

EBIT

Ebit = Lãi/lỗ ròng trước thuế + Chi phí tiền lãi

Ebit được tính theo năm hoặc Tổng 4 quý

EBIT thường được gọi là lãi hoạt động và nó chưa tính đến chi phí lãi vay và chi phí thuế. Lý do mà EBIT được biết đến rộng rãi là nó có thể giúp so sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau có cơ cấu vốn

khác nhau và có được chính sách ưu đãi thuế khác nhau.

Dòng tiền/Cổ phiếu

Rất nhiều chuyên gia phân tích và NĐT sử dụng chỉ số Dòng tiền/Cổ phiếu thay vì EPS. Lý do là EPS rất dễ bị thay đổi do các chính sách hạch toán kế toán trong khi giá trị dòng tiền tạo ra trên một cổ phiếu rất khó bị sai lệch. Do đó chỉ số Dòng tiền/Cổ phiếu cũng là một chỉ số đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp trong việc duy trì dòng tiền tạo ra cho cổ đông.

Doanh số/Cổ phiếu (Sales per Share)

Đối với Doanh nghiệp:

Doanh thu trên cổ phiếu được tính bằng tổng doanh số thuần (F2.94) trong năm hoặc tổng của 4 quý gần nhất chia cho số CPLHBQ hiện tại (F5.1).

Đối với Ngân hàng:

Doanh thu trên cổ phiếu = Tổng thu nhập hoạt động (F3.55B) trong năm hoặc tổng của 4 quý gần nhất chia cho số CPLHBQ hiện tại (F5.1).

Chỉ số Doanh số/Cổ phiếu được dùng để đánh giá khả năng tạo ra doanh thu của Công ty so với các đơn vị khác cùng ngành. Chỉ số này càng cao chứng tỏ công ty sử dụng vốn hiệu quả và ngược lại.

Giá trị doanh nghiệp (EV)

Đối với Doanh nghiệp:

EV = Vốn hóa (F5.7) + Vốn vay ngắn hạn (F2.55) + Vốn vay dài hạn (F5.69) – Tiền và tương đương tiền (F2.2).

Đối với Ngân hàng:

EV = Vốn hóa (F5.7) + Các khoản nợ chính phủ và NHNN Việt Nam (F3.29)

+ Cổ đông thiểu số (F3.42) – Tiền mặt, vàng bạc, đá quý (F3.2)

Giá trị doanh nghiệp (EV) = Vốn hóa + Vốn vay - Tiền và tương đương tiền

Hay EV là toàn bộ giá trị mà bạn phải bỏ ra để mua lại toàn bộ vốn cổ phần, nợ vay bao gồm cả cổ đông thiểu số. Tiền và tương đương tiền được loại khỏi công thức tính EV vì đơn giản nếu quý vị sở hữu toàn bộ công ty thì đương nhiên sẽ sở hữu số tiền mà công ty đang có.

EV cho biết đánh giá của thị trường về toàn bộ doanh nghiệp đó, bao gồm cả tài sản hữu hình, vô hình trong khi chỉ tiêu “Vốn hóa” chỉ cho biết đánh giá của thị trường về giá trị cổ phần.

Những nhà đầu tư thương trường phái “giá trị” hay “value investors” hay chú ý đến các công ty có dòng tiền lớn so với EV của họ. Những công ty này thường cần ít vốn tái đầu tư

và do đó cổ đông có thể nhận được nhiều cổ tức hoặc đầu tư sang các công ty khác.

Last updated